Phân biệt và lựa chọn các loại gạch cao su

Hiện trên thị trường có khá nhiều loại gạch cao su khác nhau. Cường Gym sẽ giúp bạn cách phân biệt và lựa chọn loại vật liệu khá mới mẻ và thú vị này.

Có thể bạn quan tâm: Bảng giá gạch cao su tại đây.

Về cơ bản, phần đế dưới của gạch cao su là giống nhau, đều cấu tạo từ các hạt cao su SBR (được tái chế từ lốp xe các loại) và được gắn lại với nhau bằng keo chuyên dụng. Khác biệt chính nằm ở bề mặt phía trên của gạch.

Các màu sắc của loại gạch cao su đơn sắc

1. Đầu tiên là loại gạch phổ thông nhất: gạch cao su đơn màu

Gạch cao su đơn màu sẽ có lớp mặt trên gồm 1 màu đồng nhất. Các màu này do nhà sản xuất tiến hành nhuộm màu cho hạt cao su và gắn lên nền đế gạch. Do đặc điểm công nghệ, mà các nhà sản xuất khác nhau sẽ tạo ra các bề mặt gạch khác nhau. Lớp mặt mịn sẽ giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn so với gạch cao su có bề mặt sần.

Gạch cao su bề mặt sần
Gạch cao su bề mặt mịn

Còn mặt đế gạch, nằm ở dưới nên sự khác biệt sần hay mịn cũng không có gì khác biệt. Nhưng đế gạch dưới lại có 3 loại khác biệt, dùng cho những ứng dụng khác nhau:

  • Gạch cao su đế đặc

Gạch cao su đế đặc là loại phổ thông, hay gặp nhất. Đây là loại đế chịu lực tốt nhất, nên gạch cao su đế đặc ứng dụng tốt nhất cho sàn phòng gym – nơi chịu lực tác động mạnh và dồn tụ vào 1 điểm (ví dụ khi người tập đặt – hạ tạ xuống nền, hoặc thậm chí thả tạ).

Mặt đế gạch cao su

Độ dày của loại gạch đế đặc này từ 15mm đến 35mm. Tại phòng gym, các khu vực khác nhau nên sử dụng loại gạch có độ dày phù hợp:

  • Gạch cao su 15mm-20mm: sử dụng cho khu vực thông thường (kê máy tập) thì chỉ cần sử dụng loại có độ dày 15mm-20mm là ổn
  • Gạch cao su 20mm-25mm: sử dụng cho khu vực tập tạ tay. Tùy thuộc vào mức tạ tối đa của phòng tập, một cách tương đối: nếu ở phòng của bạn mức tạ max là quả tạ tay 30kg thì có thể sử dụng loại 20mm, còn max là tạ tay 40kg trở lên thì nên sử dụng gạch cao su 25mm, thậm chí có thể dùng loại 30mm cho yên tâm. Mức chênh lệch giá giữa hai mức độ dày này không phải quá cao, nên bạn có thể cân nhắc để đầu tư cho phù hợp.
  • Gạch cao su 30mm-35mm: sử dụng cho khu vực hạng nặng như tập Deadlift – nơi các thanh niên hoặc vì bất đắc dĩ phải buông tay, hoặc vì thích mà hay thả mạnh =))

Giá của loại gạch cao su 30mm và 35mm cũng không chênh quá nhiều, diện tích cho khu Deadlift cũng nhỏ, nên đa số mọi người lựa chọn gạch đế đặc 35mm.

  • Gạch cao su đế rãnh

Gạch cao su đế rãnh ở mặt đế được tạo các rãnh nhỏ nhằm thoát nước dễ hơn. Ứng dụng cho các công trình ngoài trời như sàn nhà trẻ, trường mẫu giáo, sân chơi trẻ em.

Gạch cao su bề đế rãnh
  • Gạch cao su đế trứng

Gạch cao su đế trứng là loại gạch cao su độ dày cao (từ 40mm-45mm). Mặt đế trông như cái khay đựng trứng nên gọi là gạch cao su đế trứng. Đây là loại gạch có tác dụng giảm chấn tốt, êm do mặt đế được cấu tạo đặc biệt. Loại gạch này có giá thành cao nhất trong các loại gạch cao su đế đặc. Ứng dụng cho sân chơi trẻ em, công viên, khu vui chơi trong nhà – ngoài trời.

Gạch cao su đế trứng 45mm

Gạch cao su đế trứng tuy dày hơn loại đế đặc 30mm và 35mm nhưng ở phòng gym thì chọn gạch đế đặc sẽ phù hợp hơn, dù xét về mặt chịu lực và tính kinh tế (giá thành êm ái hơn).

2. Gạch cao su pha màu

Gạch pha màu chỉ khác gạch đơn màu ở chỗ bề mặt có pha thêm các hạt cao su EPDM. Phần đế cũng đều là hạt cao su SBR như nhau. Bề mặt pha màu có thể chọn màu sắc đa dạng, nhưng đa số khách hàng chọn gạch màu đen, điểm các màu sắc khác như: đỏ, vàng, trắng, cam, xanh…

Gạch cao su pha hạt màu EPDM
Gạch cao su pha màu

Gạch cao su pha màu nhìn có vẻ sang chảnh, bắt mắt hơn gạch đơn màu, đặc biệt là khi nhìn gần. Còn khi nhìn từ xa cũng thế cả 😀

Giá của loại gạch pha màu này có cao hơn gạch đơn màu đôi chút, nhưng nếu bạn ưa tính thẩm mỹ, thích cái đẹp thì có thể cân nhắc lựa chọn này.

Gạch cao su pha màu là sự trung hòa của dòng sản phẩm giá rẻ (gạch đơn màu) và dòng sản phẩm cao cấp (gạch cao su mặt thảm) được giới thiệu sau đây.

3. Gạch cao su mặt thảm EPDM

Đây là loại gạch cao su cao cấp, mặt trên là lớp thảm cao su EPDM dày 2mm được dán lên đế hạt cao su SBR. Bề mặt thảm này nhin khá đẹp, láng mịn và dai, có độ bền và giá thành đều khá cao so với các loại gạch cao su khác. Do mặt thảm này láng mịn, nên cũng việc vệ sinh cũng thuận tiện hơn gạch cao su thông thường. Kích thước tấm gạch loại này là 50x50cm như các loại gạch phổ thông, hoặc có kích thước 1x1m (loại khổ lớn giá thành cao hơn loại khổ 50x50cm).

Gạch cao su dán thảm EPDM
Gạch cao su cao cấp
Gạch cao su mặt thảm

 

 

 

 

 

 

Ở thời điểm của bài viết này, các nhà máy trong nước chưa tự sản xuất được loại thảm EPDM, nên phải nhập khẩu. Ứng dụng chính của gạch cao su mặt thảm này cũng là các phòng tập gym. Do mức giá thành khá cao, chỉ phù hợp với các phòng tập cao cấp, được đầu tư mạnh tay.

4. Gạch cao su mặt cỏ nhân tạo

Gạch cao su mặt cỏ nhân tạo gồm hai lớp: lớp mặt cỏ nhân tạo dán lên lớp đế cao su SBR.

Loại này có thể dùng cho cả trong nhà và ngoài trời, phù hợp cho cả phòng gym lẫn sân chơi  trẻ em. Vừa mang tính trang trí lại có thể giảm chấn, đây là loại sản phẩm mới nhất, được sản xuất gần đây để đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá cả thấp hơn so với loại gạch cao su mặt thảm EPDM.

Gạch cao su bề mặt cỏ
Gạch cao su mặt cỏ nhân tạo

5. Bonus: Cách thi công sàn gạch cao su phòng gym đẹp

Bạn có thể xếp thẳng gạch cao su lên bề mặt sàn phòng tập (không cần sử dụng keo dán), sau đó bo nẹp cố định ở mép ngoài của phần sàn gạch cao su. Phần thừa của viên gạch ở các điểm mép, góc giao với cột, tường có thể cắt đi rất dễ dàng: bạn chỉ cần một con dao trổ (dao dọc giấy) và một cây thước (để cố định đường cắt). Khi cắt thì rạch chắc chắn, từ từ và tì mạnh tay để đường cắt được sắc nét, gọn gàng. Để an toàn bạn cứ cắt một cách chậm rãi, tránh vội vã – tự gây nguy hiểm cho bản thân và người bên cạnh. 😀

Nẹp bo viền cho sàn gạch cao su
Bo viền sàn gạch cao su

Với phương án xếp gạch cao su trực tiếp lên bề mặt sàn phòng tập, chúng ta có thể bo nẹp inox: vừa để cố định, phần gạch cao su không xô lệch, mà lại đẹp và thẩm mỹ. Cây nẹp inox sáng bóng sẽ là một điểm nhấn tốt cho khu vực lát gạch cao su. Thi công nẹp cũng khá đơn giản: bạn có thể chọn cây hộp inox vuông hoặc chữ nhật, và nhờ những đội thợ sắt – thợ nhôm kính khoan, bắt vít thẳng xuống nền.

Còn nếu như thi công mới, bạn đặt cos nền (độ cao nền) của khu vực lát gạch cao su thấp xuống so với các khu vực vật liệu khác (sàn gỗ, sàn gạch) của phòng tập. Sau khi trải gạch cao su vào sẽ có độ cao sàn đồng đều và đẹp mắt. Tất nhiên, nếu muốn nổi bật hơn, bạn lại cho chạy cây nẹp inox tại đường ngăn cách này.

 

Xem thêm: 

cuonggym: Tiểu sử tác giả hiện như một tờ giấy trắng
Các bài liên quan