Như bạn đã thấy, khi đời sống người dân ngày một cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cũng ngày càng được chú trọng. Và theo đó là việc các phòng tập gym, fitness mở ra ngày càng nhiều và phát triển khắp nơi.
Khoảng thời gian ngắn trước đây, mở phòng gym có thể nói là một trong những phương thức kinh doanh “hái ra tiền”. Thấy mức lợi nhuận tốt cộng với dễ dàng triển khai nên nhiều người đổ xô vào.
Mở một phòng gym như tôi đã giới thiệu trong bài viết trước thì cũng khá là dễ dàng. Nhưng việc đầu tiên là bỏ ra một số vốn tương đối để đầu tư đã khiến không ít người băn khoăn, lo lắng.
Bên cạnh đó, một số người khi đầu tư kinh doanh phòng gym mà không có sự tính toán, cân nhắc trước. Phòng thì mở nhiều nhưng “miếng bánh thị trường” – số lượng người tập cũng có hạn mà ngày càng bị chia nhỏ. Hậu quả là “ế khách”, rồi hao hụt vốn và thậm chí thua lỗ, phải thanh lý – đóng cửa phòng tập.
Dù dùng bất cứ cách thức nào để cạnh tranh thì người chủ phòng gym cũng cần phải nhớ rằng kinh doanh phòng tập thể hình không chỉ mục tiêu lợi nhuận mà hơn hết là tạo ra một môi trường tập luyện an toàn và lành mạnh cho khách hàng. Chỉ khi tuân thủ nguyên tắc hàng đầu là làm hài lòng khách hàng thì mới thu hút được thêm càng nhiều khách hàng mới đến với phòng gym của bạn.
Vậy làm sao để có thể quản lý và kinh doanh phòng tập gym hiệu quả, thành công?
Xác định nguồn vốn
Việc đầu tiên cần làm là phải hoạch toán ngân sách, xem khả năng vốn của bạn là bao nhiêu. Sau đó mới lựa chọn hình thức phòng gym của mình.
Nguồn vốn hiện tại của bạn là bao nhiêu? Bạn phải đưa ra được con số cho các mục sau:
- Số tiền bạn đang có sẵn trong tay
- Số tiền bạn có thể huy động nhanh từ nguồn tài sản khác (hàng hóa, cổ phiếu ..vv..)
- Số tiền bạn có thể vay mượn từ bạn bè, ngân hàng…
- Số tiền bạn có thể xoay dần trong quá trình triển khai
- Hay thậm chí cả số tiền mà các đối tác có thể gối lại cho bạn chậm
Nhưng tuyệt đối căn lượng sức vốn của mình, tránh việc đầu tư kiểu vung tay quá trán. Đừng để việc thiếu hụt tiền nghiêm trọng trong quá trình triển khai cũng có thể làm phòng tập của bạn “chết non” khi chưa đi vào hoạt động.
Nhiều người cũng vì lơ là trong vấn đề chuẩn bị vốn hoặc chi phí phát sinh quá lớn so với dự tính mà gặp bất lợi ngay từ khâu khởi đầu.
Bạn cũng lưu ý dành một khoản dự phòng cho việc duy trì hoạt động của phòng tập trong thời gian đầu: tiền điện, tiền nước, tiền lương nhân viên, phụ phí phát sinh…
Có thể bạn quan tâm: Mở phòng tập gym cần bao nhiêu vốn?
Xác định đối tượng khách hàng
Xác định đúng đối tượng khách hàng là một trong những điểm mấu chốt.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần mình có kiến thức thể hình vững vàng thì mở phòng tập ở đâu cũng được. Nhưng họ quên mất một điều quan trọng rằng mở phòng gym cũng là một hình thức kinh doanh.
Mà khi kinh doanh thì việc lựa chọn khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Bạn cần biết trước rằng khách hàng của mình là ai, đặc điểm của họ như thế nào?
Hãy xem xét đối tượng khách hàng của bạn, từ đó chọn mức dự toán đầu tư và các gói thẻ, mức phí thu cho phù hợp.
Bạn thử đặt mình vào vị trí khách hàng, xem các gói thẻ tập, giá vé như vậy có phù hợp và hấp dẫn không.
Ví dụ khi nhắm vào đối tượng bình dân là học sinh, sinh viên, công nhân hay nhân viên văn phòng. Các đối tượng này có mức chi trung bình, khi nhắm vào đối tượng này thì bạn nên lấy số đông làm cốt lõi. Do giá vé bán ra không được cao nên bù lại bằng số lượng.
Còn nếu nhắm tới khách hàng cao cấp, bạn phải đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tiện ích và chất lượng phòng tập. Nhóm khách hàng này yêu cầu của họ cũng rất cao song nếu hài lòng, họ lại sẵn sàng chi trả.
Tuy nhóm khách hàng cao cấp này ít nhưng bạn lại thu được giá thẻ tập cao và cung cấp được cho họ nhiều dịch vụ gia tăng khác.
Vị trí địa điểm
Từ việc lựa chọn khách hàng thì bạn cũng đồng thời nhắm tới việc lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Hai yếu tố này có mối ràng buộc trực tiếp với nhau.
Vị trí địa điểm là rất quan trọng. Ảnh hưởng phần lớn tới kết quả kinh doanh của bạn.
Thông thường khách hàng sẽ chia làm 3 nhóm chính: bình dân, cao cấp hoặc trung hòa ở giữa là trung cấp.
Địa điểm có mức giá phù hợp và thuận tiện cho việc di chuyển của khách hàng là ok.
Khi bạn nhắm tới đối tượng khách hàng là sinh viên, thì địa điểm nên gần trường học. Hoặc sẽ là lợi thế lớn nếu bạn chọn địa điểm gần khu công nghiệp, nhà trọ khi nhắm tới khách hàng công nhân.
Bạn nên chọn những nơi không quá hẹp, không quá sâu so với đường lớn, có giá thuê vừa phải. Việc này sẽ giúp bạn thu hút được lượng khách hàng nhiều hơn là phòng tập quá xa hay quá sâu rất bất tiện khi đi lại.
Còn bạn nhắm tới khách hàng có điều kiện kinh tế tốt, có khả năng chi trả thì nên mở phòng ở các khu đô thị, chung cư cao cấp, dân cư khá giả.
Lưu ý cách chọn máy tập thể hình
Máy móc chắc chắn, đầy đủ
Nếu khu vực bạn mở khách hàng chưa đi tập nhiều, họ chỉ mới bắt đầu làm quen với gym thì nên lựa chọn các loại máy cơ bản, dễ tập.
Song vẫn tuân thủ nguyên tắc cơ bản nhất khi chọn máy tập thể hình là “đủ máy cho đủ nhóm cơ”.
Bạn nên lưu ý đầu tư vào các loại máy nhiều người thích như máy chạy bộ, máy rung.
Nếu ban đầu kinh phí khiêm tốn, bạn cứ đầu tư các máy tập cơ bản. Khi đông khách và có nguồn thu, bạn mua thêm các máy tập đa dạng khác. Điều này giúp máy móc của phòng bạn trở nên phong phú và dễ hấp dẫn, thu hút khách hàng.
Cũng nên lưu ý tới nguồn gốc của máy, tránh mua phải hàng giả – hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc. Dễ gặp hỏng hóc, hoặc khách tập không an toàn, không hiệu quả. Dần dần dẫn tới mất khách.
Tuy máy móc không phải là tất cả, nhưng đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng phòng tập của bạn. Khách hàng có quay lại và tăng lên hay không cũng một phần nhờ vào trang thiết bị.
Tính thẩm mỹ của máy tập gym là một phần, quan trọng hơn là độ bền, chắc chắn và an toàn của người tập.
Nếu là chuyên gia trong lĩnh vực thể hình, hoặc với những người tập luyện nâng cao, bạn sẽ quan tâm thêm đến yếu tố “độ ăn cơ” của máy tập.
Nếu bạn là người đi tập, ngay buổi đầu tiên đã gặp sự cố về máy móc thì chắc chắn bạn sẽ giảm độ tin tưởng với phòng đi rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới uy tín của phòng, làm giảm lượng khách và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của bạn.
Cho nên, là người chủ phòng, bạn cần chọn được loại hàng có độ chắc chắn, đảm bảo về an toàn. Thẩm mỹ mà đẹp thì càng tốt, vì điều này có lợi với tâm lý, cảm nhận của khách hàng.
Bước vào phòng, nhìn thấy thiết bị to đẹp, hầm hố chẳng ai là không thích cả. Nó tạo cảm hứng tập luyện cho họ.
Tất nhiên, ngược lại nếu các thiết bị tập luyện của bạn hình thức xấu, nhìn mỏng manh và không an toàn thì sẽ gây tâm lý e dè cho khách. Phòng bạn bị mất điểm.
Chọn lựa máy tập để có thể thu hút cả nữ giới
Phòng gym bây giờ cũng là nơi tập luyện ưa thích của chị em. Vì thế, nếu quảng bá đánh vào tâm lý phụ nữ tốt thì chắc chắn rằng số lượng khách hàng đến phòng gym của bạn cũng tăng lên không ngờ.
Chị em bị thu hút nhiều nhất bởi dàn Cardio: máy chạy, elliptical và máy rung “thần thánh” J)
Họ cũng rất quan tâm tới các máy tập mông đùi, máy tập bụng.
Theo kinh nghiệm của tôi thì phụ nữ sử dụng nhiều nhất là máy chạy, máy rung và các bài tập chân mông và đặc biệt là bụng.
Bạn có thể nhắm tới các món này để phục vụ chị em, và họ sẽ yêu quý bạn. 😀
“Nam thì tập ngực, nữ thì tập mông”, đến nay thì đó là xu hướng và không phải bàn cãi.
Việc tập luyện của khách hàng nói chung cũng có tính chất tâm lý rất nhiều. Dựa vào đó, ngoài các máy tập cơ bản, đáp ứng đủ cho các nhóm cơ chính. Bạn hãy cân đối, lựa chọn các máy mà mọi người yêu thích.
Thiết kế bắt mắt, tạo cảm giác hứng khởi cho hội viên
Thiết kế nội thất mang phong cách riêng
Một phòng gym chuyên nghiệp không chỉ thể hiện được đẳng cấp, tầm nhìn của chủ nhân, mà nó còn dễ hấp dẫn với hội viên.
Thiết kế tốt cũng tạo nên cảm hứng, sự vui vẻ cho người tập. Phòng đẹp & chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng tốt hơn, cạnh tranh với đối thủ, thu hút và giữ chân khách hàng.
Mỗi người sẽ có gu thẩm mỹ khác nhau và cũng rất nhiều ý tưởng thiết kế khác nhau. Tuy vậy vẫn tuân thủ theo những nguyên tắc cốt lõi mà chỉ có các chuyên gia thiết kế mới nắm được.
Một phòng gym được thiết kế có chất lượng, đạt tiêu chuẩn hẳn sẽ luôn chiếm được tình cảm của khách hàng ngay từ lúc họ mới bước vào và níu giữ lòng trung thành của họ sau một thời gian tập luyện ở đây.
Điều bạn mong muốn là 1 phần, khi thiết kế còn phải biết được điều mà khách hàng mong muốn nữa.
Nếu đầu tư phòng quy mô lớn và cao cấp, bạn sẽ cần một nhà tư vấn chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và tận tâm.
Thiết kế nội thất cho phòng tập sẽ có ít nhất hai khu vực, đó là khu vực máy tập và khu vực nghỉ ngơi. Ngoài ra, ở một số phòng tập gym cao cấp còn xây dựng cả hệ thống phòng tắm khang trang, kèm theo một số dịch vụ như căn tin ăn uống, hồ bơi… được sắp đặt ở những vị trí tốt, có tầm nhìn đẹp.
Một số phòng tập gym được ưa chuộng hiện nay sẽ được trang bị nhiều cửa và cửa sổ kính trong để tạo ra sự rộng rãi, thoáng đãng. Cửa sổ sẽ được đặt ở những vị trí có khung cảnh giúp bạn có sự thư giãn trong lúc tập, ví dụ như nhìn xuống những tòa nhà, con phố hoặc ra một khu vườn….
Gỗ lát sàn cũng là một trong những vật liệu được ưa thích hiện nay. Chúng vừa toát ra sự đẳng cấp, sang trọng vừa dễ dàng trong thi công và cũng rất dễ dàng trong dọn dẹp. Song bạn cũng không cần dùng sàn gỗ cho toàn bộ phòng tập, chỉ một số các khu vực nên lát gỗ.
Khi khách hàng tới phòng tập, vị trí đầu tiên họ tìm kiếm sẽ là khu vực bàn lễ tân.
Vì vậy, để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng lần đầu tới phòng, bạn cần thiết kế quầy lễ tân chuyên nghiệp, đẹp và bắt mắt. Vị trí thuận tiện, thoải mái cho khách hàng.
Trang trí cho bàn lễ tân: chậu cây, lọ hoa cùng khung nền logo sau lưng lễ tân… tạo cảm hứng cho cả nhân viên và khách hàng.
Tạo các điểm nhấn cho phòng tập
Bạn có thể trang trí phòng gym của mình với việc phối màu các bức tường với sơn, giấy dán tường theo phong cách bạn yêu thích.
Sử dụng thêm các vật dụng trang trí một cách hợp lý. Bạn có thể treo tranh, ảnh, tấm lót thảm mềm hoặc trưng bày những chậu cây cảnh.
Cây xanh có tác dụng làm dịu mắt. Sắc xanh của cây giúp tiêu tan mọi căng thẳng mệt mỏi. Hơn nữa, vào ban ngày, chúng là một loại “máy lọc không khí” thân thiện và tiết kiệm.
Gần đây tranh vẽ tường cũng là một xu hướng mới, được rất nhiều phòng ưa thích và lựa chọn.
Những ưu điểm từ nội thất và dụng cụ tập sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào chất lượng dịch vụ mà bạn đưa ra.
Ngoài ra, một thứ không thể thiếu trong nội thất phòng gym chính là: gương.
Vì sao cần phải lắp gương trong phòng tập? Một số nguyên nhân được lý giải như sau:
- Tâm lý khách hàng thường thích nhìn ngắm chính mình trong lúc luyện tập, nó cũng rất tác dụng trong việc thúc đẩy động lực hăng hái tập của họ.
- Nó sẽ giúp phản sáng ánh sáng, góp phần tiết kiệm điện. Mà lại khiến cho không gian tập luyện thêm bừng sáng.
- Việc lắp những khung gương lớn cũng khiến cho một nơi diện tích nhỏ có được cảm giác rộng lớn hơn.
Ngoài việc nhìn, nếu bạn chọn được âm nhạc tốt cũng giúp khách hàng hài lòng. Một cách phối hợp hài hòa giữa nhạc hứng khởi tập luyện và nhạc êm ái cho thư giãn.
Sở dĩ đây là một tiêu chí quan trọng vì không gian phòng tập không chỉ là nơi tập luyện nâng cao sức khỏe mà còn giúp cho người tập thư giãn, xua đi sự mệt mỏi.
Tiêu chuẩn tiếp theo đó là thiết kế không gian phòng tập gym mang lại cho người tập cảm giác thư giãn và thoải mái nhất.
Việc phân chia khu vực cho một phòng tập thể hình cũng sẽ phụ thuộc vào các loại trang thiết bị máy móc đặt trong khu vực đó. Khi thiết kế phòng tập thể hình bạn nên chú ý tới việc sắp xếp bố trí các vị trí máy tập trong phòng tập cho thật hài hòa, hợp lý.
Nếu có điều kiện thì nên thiết kế phòng tập phải thật mát mẻ và thoáng đãng thì mới mang lại hiệu quả luyện tập.
Sắp xếp máy tập gym như thế nào?
Diện tích phòng rộng, thông thoáng và bố trí thiết bị hợp lý
Chẳng ai muốn bỏ tiền ra để đi hít khí CO2 cả 😀
Nói vui vậy, chứ nếu phòng bạn đảm bảo độ thoáng khí thì cũng rất tuyệt vời. Cũng là một lợi thế lớn.
Nếu phòng bạn nhỏ, sẽ khiến việc tập luyện bị hạn chế nhiều. Chưa kể đến trong quá trình tập luyện mồ hôi toát ra nhiều tạo mùi, sẽ gây khó chịu chung.
Do đó, khi lựa chọn mặt bằng cũng như sắp xếp máy tập bạn cần đảm bảo không gian tập luyện hợp lý. Đồng thời, bố trí hệ thống quạt thông gió, điều hòa đảm bảo hoạt động tốt, mang lại bầu không khí trong lành, thoải mái cho hội viên.
Khi lắp đặt trang thiết bị, bố trí phòng tập thì ngoài yếu tố thẩm mỹ để thu hút ánh nhìn của khách hàng thì còn có thể tạo ra sự thoải mái, tiện lợi khiến họ thích thú.
Thẩm mỹ thì họ sẽ bị cuốn hút từ cái nhìn đầu tiên.
Không gian thoải mái, tập luyện thuận tiện nhờ việc máy móc được bố trí khoa học sẽ giúp khách hàng tập luyện được dễ dàng, đầy đủ. Đây là một yếu tố vô hình làm họ cảm thấy hài lòng.
Giúp hội viên thu được kết quả tập luyện tốt, là góp phần tạo sự gắn bó, trung thành của họ với phòng tập của bạn.
Cách sắp xếp máy móc trong phòng tập gym
Một số gợi ý của Cường Gym dành cho bạn:
- Các loại máy tập có cấu tạo và chức năng riêng biệt. Cần sự sắp xếp khoa học, tránh rối mắt và gây bất tiện khi sử dụng.
- Các máy tập gym nên phân khu theo chức năng (nhóm cơ) hoặc cấu tạo (dàn khung, máy tạ rời, máy tạ khối…) nên đặt gần nhau. Ví dụ: Khu máy tập Cardio riêng, khu máy massage, khu máy tập ngực; khu máy tạ khối, khu máy tập Robot…
- Bạn cũng có thể cân nhắc dùng những sản phẩm đa năng, kết hợp nhiều chức năng trong một máy nếu phòng tập của bạn diện tích có hạn. Vừa tiết kiệm được diện tích mà vẫn đủ công năng sử dụng cho khách hàng.
- Vị trí đặt các trang thiết bị tập nặng và nâng tạ cần để tránh xa những thứ dễ hư, dễ vỡ như gương và cửa sổ.
- Sắp xếp không gian khu nâng tạ sao cho khoa học, nhiều người có thể tập cùng một lúc mà không gây ảnh hưởng đến nhau. Tránh đặt khu vực này tại những nơi có lưu lượng qua lại cao.
- Nên đặt các dụng cụ tạ bánh (tạ miếng, tạ đĩa) gần với các thanh gắn tạ hoặc các máy có sử dụng đến chúng để khách hàng không phải di chuyển một khoảng cách dài để lấy chúng.
- Sắp xếp các máy tập cao, kệ và tạ tay (tạ đơn) dọc theo các bức tường. Các loại ghế băng ghế tập ngắn và các máy tập thấp cho các nhóm cơ bắp đặt ở trung tâm của khu vực.
- Đặt khu vực dụng cụ giãn cơ và khởi động trên chu vi của phòng tập để thuận tiện cho khách hàng sử dụng trước và sau tập luyện.
- Nên đặt khu vực tập thể dục theo nhóm hoặc các lớp ở phía trước, gần cửa phòng tập. Vì đây là nơi thường xuyên tập trung đông khách hàng với lưu lượng lớn, và khu vực này có thể sẽ đón nhận được nhiều khách hàng vào các lớp hơn.
- Nên sắp xếp các lối đi trong phòng tập để chúng có thể phân ra từng khu vực tập thể dục. Ngoài ra, các lối đi cũng có thể dẫn tới được ở giữa phòng tập dễ dàng cũng như tạo các lối ra trong trường hợp khẩn cấp.
- Biển bảng, hướng dẫn, banner, TV… nên để vị trí hợp lý, dễ nhìn, không gây vướng cho các máy tập.
Nếu phòng tập của bạn có độ rộng vừa phải, không biết cách bố trí sẽ làm không gian trở nên rối rắm, lộn xộn, không thuận tiện cho người tập và có khi lại hoang phí diện tích.
Sắp xếp các thiết bị tập hợp lý cũng làm cho phòng bạn tạo được cảm giác rộng rãi hơn.
Nếu như bạn chưa biết bố trí máy tập sao cho hợp lý, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của CuongGym.com. Với kinh nghiệm mở phòng trực tiếp cũng như setup phòng gym cho rất nhiều khách hàng sẽ giúp bạn hoàn thành phòng tập hợp mắt và khoa học.
Nội quy phòng tập hợp lý, ngắn gọn súc tích.
Một điều khá đơn giản nhưng lại giúp bạn quản lý phòng tập tốt đó là bảng nội quy. Có bảng nội quy hợp lý, phù hợp với đặc điểm khách hàng và cách quản lý của bạn sẽ giúp mọi người có ý thức hơn. Việc họ có ý thức và biết đến nội quy câu lạc bộ sẽ giúp tuân thủ quy định chung của phòng hơn.
Tất nhiên nội quy nên trình bày ngắn gọn và súc tích. Khách hàng dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và nhanh làm quen với các quy định của phòng.
Làm nội quy mà dài dòng, chi tiết quá sẽ chẳng ai chịu đọc. Nếu được bạn có thể làm thành 2 bản: một bản ngắn gọn các nội dung chính, quan trọng nhất. Và một bản đầy đủ, chi tiết. Bố trí khéo léo 2 bản này ở 2 vị trí dễ nhìn.
Phòng tập đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Phòng tập của bạn đẹp đến đâu mà không sạch sẽ thì cũng không cuốn hút được khách hàng. Thậm chí còn phản tác dụng.
Các dụng cụ tập phải luôn luôn được kiểm tra, tu sửa, sàn tập luôn luôn được lau dọn sạch sẽ hàng ngày. Việc này không chỉ đảm bảo tính an toàn mà còn đảm bảo tính mỹ quan giúp phòng tập của bạn kinh doanh thuận lợi hơn.
Đặc biệt là khu phụ: bồn rửa tay, nhà tắm, WC… Máy móc cũng vậy, nhiều người sẽ không thoải mái khi nhìn thấy máy tập bụi bặm, dơ dáy hoặc vết mồ hôi vương vãi khắp nơi. Kéo theo sự bẩn thỉu còn là mùi hôi nữa, thật không dễ chịu chút nào.
Bạn cần dành công sức hoặc thuê nhân sự để luôn đảm bảo cho phòng mình được sạch sẽ, gọn gàng.
Rất nhiều phòng không chú trọng việc này, và họ không hiểu tại sao khách cứ thưa thớt dần.
Vậy bạn sẽ giữ cho phòng của mình luôn sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp chứ?
Đội ngũ nhân sự
Tùy quy mô phòng tập mà đội ngũ nhân sự của bạn có thể nhiều hay ít bộ phận khác nhau.
Có thể phức tạp như từng bộ phận riêng: Quản lý, HLV, Lễ tân, Tạp vụ, Kế toán, Marketing – Sale, Kỹ thuật viên… hay cho đến mức đơn giản: chỉ có mình bạn một mình làm mọi việc.
Nếu bạn có ý định kinh doanh phòng gym quy mô lớn thì cần cả một ekip nhiệt tình, và điều cần thiết là có niềm đam mê với gym. Họ sẽ là những người tìm kiếm, tư vấn và chăm sóc khách hàng… Ekip tốt sẽ tạo dựng được lòng tin tưởng, sự yêu thích của hội viên với các dịch vụ mà bạn cung cấp.
Tuy vậy, đôi khi công việc kinh doanh của bạn mới bắt đầu sẽ không hấp dẫn được những người chuyên nghiệp tham gia ngay. Bạn có thể tuyển dụng và tự tổ chức đào tạo nội bộ nếu có kỹ năng, từ đó xây dựng nên đội ngũ của mình – hoặc thuê đào tạo chuyên nghiệp.
Ở đây chúng ta sẽ chỉ bàn đến các vị trí cơ bản nhất của một phòng tập.
Huấn luyện viên nhiệt tình, chuyên nghiệp
Rồi ok. Bây giờ coi như phòng bạn đã đẹp, nhiều dụng cụ, thoáng mát sạch sẽ.
Nhưng nếu các Huấn luyện viên tại phòng không nhiệt tình, làm việc thiếu chuyên nghiệp thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Huấn luyện viên là người trực tiếp gặp gỡ, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Nếu thái độ của HLV không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của khách hàng.
Không phải phòng tập cứ đẹp, giá cả ok là 100% giữ chân được khách. Mà là sự hài lòng của họ. Nhiều người gắn bó với một nhãn hiệu lâu dài, chỉ đơn giản vì sự yêu mến và thiện cảm. Bạn có thể cũng vậy, nhiều lúc mua hàng của người này, không phải người khác – có khi chỉ vì “có cảm tình” nhiều hơn với người bán.
Phòng tập cũng vậy, thực chất là chúng ta bán địa điểm và dịch vụ tập luyện. Nên cảm giác hài lòng của khách hàng, giúp họ cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi cũng là vô cùng quan trọng.
Dù ít hay nhiều, phòng gym nào cũng cần có huấn luyện viên. Nếu bạn vừa làm chủ, vừa huấn luyện cũng là một điều tốt. Còn không, bạn có thể tuyển dụng nhưng cần chọn lọc.
Hãy chắc chắn huấn luyện viên của bạn được đào tạo bài bản, làm việc chuyên nghiệp và nắm rõ những quy chuẩn an toàn trong phòng tập để tránh những sự cố đáng tiếc.
Có nhiều phòng vì tiết kiệm chi phí hoặc vì nể nang, quen biết mà mời những “huấn luyện viên làng”. Những người có body khá đẹp, hoặc vì biết tập chút chút và quen biết với bạn và bạn cứ thế mời họ về làm HLV mà không tìm hiểu kỹ.
Đến khi họ làm việc hời hợt, giao tiếp kém hoặc có thái độ “chảnh” với khách hàng. Hay chuyên môn yếu kém – có thể body khá một chút nhưng kiến thức lại không sâu, hướng dẫn khách hàng tập sai… thì thật không tốt cho phòng bạn chút nào.
Huấn luyện viên ngoài việc phải có những kỹ năng chuyên môn về thể lực, những thấu hiểu về dinh dưỡng liên quan đến tập luyện. Cũng như cách thức, phương pháp tập luyện an toàn để từ đó giải thích, hướng dẫn cho người tập, khiến họ thoải mái và có động lực hơn khi tập luyện.
Bên cạnh đó, để việc kinh doanh hiệu quả hơn thì huấn luyện viên cũng cần trau dồi thêm kiến thức về kỹ năng mềm, marketing, giao tiếp với khách hàng.
Điều này đặc biệt quan trọng nếu phòng bạn hoạt động hình thức huấn luyện viên cá nhân (PT – Personal Trainer).
Hiện nay có nhiều nơi nhận đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp với nhiều kỹ năng thiết yếu bổ trợ. Bạn có thể tìm hiểu và chọn nơi uy tín để cử HLV của mình đi học tập, hoặc thuê người về đào tạo tại phòng trực tiếp.
Đội ngũ nhân viên: lễ tân, tạp vụ
Lễ tân quan trọng là phải có sự trung thực, nhanh nhẹn và giao tiếp với khách hàng tốt, nhiệt tình. Tất nhiên ngoại hình cũng là một điểm cộng.
Ngoài HLV thì đây là bộ phận giao tiếp với khách hàng thường xuyên nhất. Khi khách hàng tới phòng bạn lần đầu thì lễ tân chính là những người tiếp xúc với họ đầu tiên. Mà bạn cũng công nhận rằng, ấn tượng lần đầu rất quan trọng phải không?
Bên cạnh đó, những người tạp vụ cũng góp công thầm lặng vào sự hoạt động trơn tru của phòng. Họ giúp khách hàng hài lòng với sự sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp của phòng tập bạn.
Bạn rất cần lưu ý tới khâu vệ sinh phòng tập. Đây cũng là một trong những yếu tốt quyết định xem khách hàng có muốn gắn bó lâu dài với bạn hay không.
Đội ngũ Quản lý
Nếu bạn không thường xuyên có mặt ở phòng tập được thì nên có hệ thống Camera giám sát. Và giao phòng tập cho người thực sự uy tín, có trách nhiệm cũng như kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh – mà bạn có thể tin tưởng, giao trọng trách được.
Những người quản lý phòng tập trực tiếp chính là đầu tàu, quyết định “con thuyền phòng gym” của bạn vận hành như thế nào.
Dù bạn làm chủ, tự quản lý trực tiếp hay thuê người quản lý thì công việc cũng gần tương tự.
Người quản lý sẽ chịu trách nhiệm cho việc vận hành của phòng. Như một giám đốc, bạn sẽ lo từ khâu quản lý nhân sự, marketing, bán hàng, đưa ra các chương trình khuyến mãi, quảng bá, rồi tới cả chăm sóc mối quan hệ với khách hàng…
Quản lý là một công việc bao quát chung và đa năng. Cần xắn tay vào tất cả các khâu vận hành của phòng. Phòng tập bạn có vận hành trơn tru hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng, kinh nghiệm và độ tâm huyết của người quản lý.
Đây là vị trí rất quan trọng về mặt tổng thể. Vì thế, để phòng tập vận hành tốt bạn hãy chọn mặt gửi vàng cẩn thận.
Quản lý, vận hành phòng gym như thế nào
Quản lý chi phí
Nên loại bỏ và giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết trong việc hoạt động của phòng.
Để làm được điều này, bạn cần thống kê đầy đủ, chi tiết bản danh sách chi phí hàng tháng và nhìn lại vào đó.
Đặt các câu hỏi:
- Nếu loại bỏ khoản chi này thì phòng tập của tôi vẫn hoạt động tốt chứ?
- Có vấn đề gì nghiêm trọng về cả ngắn hạn và lâu dài không?
- Khách hàng của tôi liệu sẽ cảm giác thế nào, có bị khó chịu khi không có những điều này?
Rồi từ đó loại bỏ các khoản chi không cần thiết. Mỗi thứ tuy chỉ một chút nhưng tổng thể lại sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tương đối. Đặc biệt với các phòng tập quy mô vừa và lớn.
Quan hệ với khách hàng
Về phần quản trị quan hệ với khách hàng thì có cả một môn khoa học và ngành nghiên cứu, phần mềm chuyên dụng về việc này.
Ở tầm vĩ mô, các công ty lớn sẽ có những phòng chăm sóc khách hàng riêng, phòng quan hệ công chúng (PR) để duy trì hình ảnh thương hiệu.
Song đa số chúng ta là chủ các phòng tập quy mô vừa và nhỏ, chưa cần đến các công cụ – bộ phận đao to búa lớn đó. Bạn chỉ cần quan tâm, hỏi han, giao tiếp và chăm sóc khách hàng thường xuyên là kết quả đã rất tốt rồi.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ, giải đáp các vướng mắc, bức xúc của hội viên. Các góp ý của khách hàng phải được tiếp thu, tìm hiểu và nếu cần thiết thì thực hiện điều chỉnh, có sự thay đổi cho phù hợp.
Đâu phải mọi việc bạn thấy bình thường đều có nghĩa là tất cả những người khác đều nghĩ vậy. Phải không nào J
Khi thường xuyên giao tiếp, hỏi han khách hàng sẽ dễ dàng tạo sự thân thiết, gắn bó. Nhiều khi qua những câu chuyện xã giao mà khách hàng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin vô cùng giá trị.
Ví dụ họ sẽ báo cho bạn thông tin về các vấn đề trong phòng hiện tại (máy móc, thái độ nhân viên…) hay về các đối thủ cạnh tranh của bạn (họ đang làm gì, tiếp xúc với khách hàng thế nào, điểm mạnh – điểm yếu của các phòng đó)… Đây là nguồn thông tin phong phú và vô cùng tuyệt vời mà không phải lúc nào bạn cũng nhận thấy hoặc nắm bắt được.
Khoa học marketing đã chỉ ra rằng: chi phí để có một khách hàng mới tốn kém hơn rất nhiều chi phí để khách hàng cũ mua lại lần nữa và gắn bó với bạn. Khi hội viên đã đến và chọn phòng tập của bạn, hãy để họ trở thành bạn bè, thân thiết và quý mến bạn.
Hãy luôn chú ý tới việc chăm sóc, giao lưu với họ. Bạn sẽ biết cách làm sao để họ hài lòng nhiều nhất, từ đó có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Quản lý máy móc, trang thiết bị
Phòng tập gym hoạt động bằng máy tập. Vì vậy, nếu máy móc trục trặc thì phòng bạn cũng gặp rắc rối 😀
Ngoài việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị phòng gym thì hàng tháng bạn hãy dành ra một khoản quỹ chi phí khấu hao. Giống như để tiết kiệm riêng một khoản hàng tháng vậy.
Quỹ này dùng để bảo trì duy tu, nâng cấp máy móc khi cần thiết. Có quỹ tích lũy vẫn nhẹ nhàng hơn việc bạn phải móc hầu bao cả cục khi có việc cần đến 😀
Máy móc được bảo dưỡng, chăm sóc thường xuyên sẽ vận hành tốt, sạch sẽ và trông luôn mới qua thời gian. Bên cạnh đó, bạn còn có thể nâng cấp, đổi mới trang thiết bị cho hợp xu hướng nhờ vào khoản quỹ dự phòng này.
Được như vậy thì khách không ưng mới lạ. Bạn cứ ngày càng hốt tiền thôi 😀
Sử dụng camera giám sát
Việc lắp đặt và sử dụng camera giám sát giờ không còn gì xa lạ. Có hệ thống camera tại phòng sẽ giúp bạn theo dõi hoạt động của phòng dễ dàng và thuận tiện.
Bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu bạn cũng có thể xem được những gì đang diễn ra tại phòng. Và bạn cũng có thể xem những bản ghi khi cần kiểm tra lại.
Có hệ thống camera cũng giúp bạn tránh được một số rắc rối không cần thiết.
Sử dụng phần mềm quản lý phòng gym, áp dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ
Xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng được công nghệ hỗ trợ mọi mặt. Công việc được xử lý khoa học, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bí mật thành công của nhiều doanh nghiệp một phần cũng nằm ở sự lựa chọn quản lý kiểu mới bằng phần mềm thông minh. Điều này đã tạo nên sự khác biệt mạnh mẽ, có nhiều ưu điểm, vượt trội cao so với những đối thủ cạnh tranh vẫn đang theo hình thức quản lý truyền thống.
Việc quản lý phòng tập gym cũng vậy.
Không chỉ riêng hệ thống các phòng tập của Cường Gym, rất nhiều phòng tập quy mô lớn nhỏ trên cả nước đã chọn sử dụng phần mềm quản lý phòng tập thay cho cách quản lý thủ công thông thường.
Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý phòng gym Timesoft, hỗ trợ quản lý từ xa trên thiết bị di động mọi lúc mọi nơi.
Lên phương án quảng cáo, truyền thông cho phòng gym của bạn
Khó có thể nói trước số khách của phòng bạn như thế nào nếu bạn không thực hiện quảng cáo. Nhưng tôi chắc chắn rằng nếu bạn có chiến lược quảng bá tốt thì sẽ có kết quả doanh số vượt trội.
Để xây dựng được những kế hoạch quảng cáo tốt, bạn sẽ cần trang bị cho mình những kiến thức về khách hàng và thị trường.
Phần này là không thể thiếu đối với bất kì công việc kinh doanh nào chứ không riêng gì kinh doanh phòng tập thể hình. Dù cho cơ ngơi của bạn có khang trang, hoành tráng đến đâu nhưng nếu không làm truyền thông tốt, cũng chẳng ai biết phòng bạn ở đâu, phòng bạn có gì nổi bật.
Bạn có thể quảng cáo trên online trên các mạng xã hội như zalo, facebook, instagram hoặc thậm chí là các trang web lớn… Số lượt like, tương tác từ chúng sẽ cho bạn biết tiếng tăm phòng bạn đã lan tới đâu rồi.
Bạn có thể làm offline với nhiều hình thức như phát tờ rơi, brochures, băng rôn biển bảng, roadshow, khuyến mãi…
Làm bất cứ thứ gì có thể để cho người khác biết đến bạn!
Nhưng bạn cũng cần phải hành động khôn ngoan. Nếu không thứ bạn nhận được kết quả thì ít mà là hậu quả thì nhiều.
Hãy tham khảo thị trường, nhờ các chuyên gia, người đi trước có kinh nghiệm tư vấn. Và việc của bạn là từ đó chọn lọc một cách làm thông minh.
Lời kết
Hi vọng với 11 yếu tố trên đây bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và phương án để việc kinh doanh phòng tập của mình đạt hiệu quả tốt.
Nếu bạn cảm thấy bài viết này thật sự bổ ích thì hãy giúp tôi chia sẻ bài viết này trên facebook hoặc chia sẻ nó đến những người bạn quan tâm. Và đừng quên viết bình luận của bạn ở dưới cũng như đón đọc các bài viết khác trên CuongGym.com nhé!
Bản quyền thuộc về cuonggym.com (vui lòng giữ lại nguồn khi copy bài viết).