Chất Béo Và Những Lầm Tưởng Nghiêm Trọng Về Bệnh Tim Và Béo Phì

Bạn đã từng nghĩ rằng ăn nhiều chất béo có thể dẫn đến bệnh tim? Cùng tìm hiểu những bằng chứng khoa học để hiểu thật rõ vấn đề nhé.

Chất béo gây hại là do chúng ta chưa sử dụng đúng cách
Các loại chất béo có lợi mặt khác có thể giúp giảm cân.

Nhiễu loạn thông tin.

Đây là 4 từ đúng nhất để miêu tả những thông tin (đặc biệt về dinh dưỡng, y học) đang xuất hiện nhan nhản trên các tiêu đề trên báo mạng thậm chí là báo giấy ở Việt Nam.

Có thể điểm đến những tiêu đề cực kỳ tiêu cực và thậm chí là sai sự thật như:

  • Trứng có tác hại không kém việc hút thuốc.???
  • Chất béo là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì – tim mạch???

Một thực trạng đáng buồn cho ngành truyền thông tại Việt Nam – GIẬT TÍT thậm chí là VIẾT SAI SỰ THẬT làm cộng đồng hoang mang từ đó tạo nên những suy nghĩ sai lệch – không chính xác gây ra hậu quả lâu dài cho cộng đồng.

Và đây chính là thứ mà chúng tôi muốn truyền tải đến bạn đọc và cũng là trọng tâm của bài viết: những suy nghĩ sai lệch về sự liên quan của chất béo đến bệnh tim mạch – béo phì.

1. Trứng, Cholesterol và Bệnh Tim Mạch Vành (Xơ Vữa Động Mạch)

a. Thông tin cũ:

Trong khoảng 10-15 năm trước, không phải chỉ Việt Nam mà cả thế giới đều bàng hoàng khi các nhà khoa học công bố rằng Cholesterol (một loại chất béo) chính là thủ phạm gây ra bệnh tim mạch vành (xơ vữa động mạch).

Chất béo Cholesterol đóng thành mảng trên thành mạch máu
Cholesterol đóng thành mảng trên thành mạch máu và cản trở máu lưu thông

Trong nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã thấy rằng nồng độ Cholesterol cao trong cơ thể người bệnh đã tạo ra những màng mỡ đóng trên thành mạch máu và từ đó làm mạch máu hẹp lại. Từ đó, dòng máu bị cản trở, không thể lưu thông với tốc độ tốt nhất và gây nên bệnh tim mạch vành.

Và trứng – loại thực phẩm với hàm lượng cholesterol cực cao (mỗi quả trứng cả lòng đỏ và lòng trắng cung cấp lên đến 65% lượng cholesterol mà cơ thể cần trong 1 ngày) từ một loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng trở nên bị mọi người ghẻ lạnh. Được vinh dự liệt hẳn vào nhóm thực phẩm chứa chất gây hại tiềm tàng là Cholesterol. Mọi người có thể nhậu 2 chầu bia nhưng thậm chí không dám ăn 2 quả trứng mỗi tuần.

b. Thông tin mới – minh oan cho trứng và Cholesterol:

Nhưng vào khoảng 5 năm gần đây, trứng (hay cụ thể là cholesterol) đã được minh oan. Và đáng buồn rằng thông tin này vẫn chưa được phổ biến với người dân Việt Nam.

Các nhà khoa học khám phá ra rằng thực ra Cholesterol có 2 loại HDL và LDL. Nói một cách dễ hiểu rằng chỉ có loại LDL mới có tác dụng xấu. Còn HDL thực ra lại mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. HDL chính là tiền tố – thành phần không thể thiếu cấu tạo nên các hóc môn cực kỳ quan trọng trong cơ thể chẳng hạn như Testosterone (những người tập thể hình chắc chắn sẽ hiểu được tầm quan trọng của Testosterone trong việc xây dựng cơ bắp) và Estrogen – 2 hóc môn sinh dục cực kỳ quan trọng ở 2 giới tính nam và nữ. Thiếu đi loại Cholesterol HDL này cũng nghiêm trọng như việc ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất. Và đáng kinh ngạc không kém chính là: trong thành phần Cholesterol của trứng lại chứa rất nhiều HDL – Cholesterol tốt.

Một điều nữa không kém quan trọng là cơ thể con người rất thông minh. Nó sẽ biết tự điều chỉnh để cân bằng mọi thứ trong cơ thể. Mỗi khi thiếu một thứ gì đó, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra thêm nhiều thứ đó. Và Cholesterol không phải là một ngoại lệ: khi chúng ta không nạp hoặc nạp quá ít vào cơ thể thì gan sẽ nhận được tín hiệu từ não bộ và lại tăng cường sản xuất Cholesterol. Do đó, ta không thể quy chụp cho việc nạp Cholesterol có thể gây ảnh hưởng cho hệ tim mạch.

Đa phần chất béo trong trứng đều rất tốt cho sức khỏe
Trứng thực sự rất tốt vì đa phần là Cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe

Nói tóm lại, việc ăn 4-5 quả trứng mỗi ngày là hoàn toàn bình thường và không hề liên quan đến bệnh tim mạch vành. Những người bị bệnh này chẳng qua là sức khỏe, đề kháng đã yếu hoặc đã xảy ra các vấn đề rối loạn nội tiết tố – đặc biệt là ở gan (cơ quan sản sinh Cholesterol trong cơ thể). Nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý – nạp cholesterol vừa đủ và tập luyện thể thao thường xuyên thì ai ai cũng sẽ sở hữu một trái tim khỏe mạnh.

Nếu ăn trứng có hại đến vậy, tại sao tượng đài thể hình Việt Nam là lực sĩ Lý Đức vẫn cực kỳ khỏe mạnh (khỏe hơn rất nhiều so với những người cùng độ tuổi) với chế độ ăn 20 trứng/ngày trong nhiều năm luyện tập và thi đấu. Vấn đề có phải do trứng không? Hay là do rượu bia – thuốc lá – nhiều loại thực phẩm bẩn khác. Có phải bạn đang không biết tận dụng một nguồn thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng trong chuỗi thức ăn chỉ vì nghe theo những câu giật tít, những chiêu trò câu like của các kênh truyền thông lá cải?

2. Chất Béo Không Làm Chúng Ta Béo

Chất béo có làm chúng ta béo.
Chất béo nhiều calo nhưng sẽ rất có lợi nếu biết cách sử dụng

Đúng là mỗi gam chất béo cung cấp gấp đôi lượng calo (9 calo) so với đạm và tinh bột (4 calo). Nhưng chất béo có làm chúng ta béo hay không thì còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng có hợp lý, khoa học hay không?

Cho dù bạn không ăn một tí chất béo nào nhưng lại ăn đạm và tinh bột vượt quá lượng calo tiêu thụ hằng ngày thì bạn chắc chắn sẽ lên cân. Đó là một phương trình cơ bản mà ai tập thể hình – fitness đều phải biết: Calo In < Calo Out => Giảm cân.

Bạn tăng cân là do ăn quá nhiều, chứ không phải do chất béo.

Nhưng phương trình trên cũng chỉ đúng nếu loại chất béo mà bạn nạp vào cơ thể là các loại chất béo có lợi như dầu ôliu, quả bơ, dầu cá, hạt điều, hạnh nhân,… chứ không phải là tép mỡ giòn rộm mà các bạn trẻ cực kỳ ưa thích.

Đây là một lời cảnh tỉnh dành cho các bạn theo chế độ ăn Low-Carb, DAS một cách mù quáng: cho rằng mình không ăn tinh bột, chỉ cần đạm và chất béo là sẽ giảm được cân. Và thế là các bạn chén thỏa thích từ mỡ heo, da gà đến tép mỡ, gà rán và cho rằng mình đang ăn theo chế độ hợp lý, khoa học. Nếu bạn là một người như vậy thì chắc chắn rằng sau quá trình ăn kiêng sai lầm này thì cơ thể của bạn sẽ chẳng có gì thay đổi cả, chẳng qua chỉ có con số trên cân tuột xuống còn lượng mỡ trên có thể có khi còn tăng cao hơn.

Chất béo có lợi cho sức khỏe
Các loại chất béo có lợi mặt khác có thể giúp giảm cân.

Còn các loại chất béo có lợi nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn giảm cân. Vì sao?

Để giải thích một cách dễ hiểu rằng: khi bạn ăn thức ăn vào, các tế bào sẽ nhận tín hiệu và mở cửa đón nhận chất dinh dưỡng. Các chất béo xấu sẽ có xu hướng bám vào các tế bào và che lấp cánh cửa đó. Khi cánh cửa này hẹp dần, các tế bào cũng giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Và những chất dinh dưỡng đó vẫn sẽ tồn tại trong máu dưới dạng glucose (đây chính là căn bệnh mà bác sĩ hay gọi là đường trong máu cao). Và sau đó nếu vẫn không hấp thụ được thì chúng sẽ tích thành mỡ trên cơ thể.

Ngược lại, các chất béo có lợi sẽ như một nhân viên vệ sinh chăm chỉ – dọn dẹp các chất béo xấu và mở toang cánh cửa để các tế bào hấp thu được 100% chất dinh dưỡng nạp vào. Có nghĩa là bạn sẽ được lợi cả đôi đường: vừa hấp thu được chất dinh dưỡng – vừa không tích mỡ.

Đây chính là lý do vì sao những người tập thể hình lâu và ăn đầy đủ chất béo có lợi thường ăn nhiều nhưng lại săn chắc và bạn chỉ hít không khí thôi cũng mập. Và các bạn đừng than ông trời bất công: “Tại sao thằng kia ăn nhiều mà toàn hấp thụ vào cơ trong khi tôi nhịn ăn mà vẫn mập và đầy mỡ.” Để đạt được cái mức “ăn nhiều mà toàn vào cơ” ấy thì họ đã phải trải qua một giai đoạn ăn uống khoa học cực kỳ khắt khe để tái cấu trúc lại các hoạt động sinh lý bên trong cơ thể. Khi các bộ máy trong cơ thể hoạt động trơn tru thì nó cũng sẽ thể hiện qua vẻ bề ngoài khỏe khoắn, săn chắc của họ.

Chất béo tốt và chất béo xấu có công dụng hoàn toàn khác nhau
Chất béo tốt và chất béo xấu có công dụng hoàn toàn khác nhau

Bad fat make you fat. Good fat make you slim.

Hãy chia sẻ những điều này với gia đình đặc biệt là cha mẹ của bạn – những người ở độ tuổi rất dễ mắc bệnh. Quan trọng hơn hết, hãy có cho riêng mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thói quen tập thể dục điều độ ngay từ bây giờ để phòng ngừa những vấn đề về sức khỏe tương lai.

Be the first to comment

Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật.


*